Một ngày nọ trời bất chợt đổ mưa rất lớn. Một vị hòa thượng và một ni cô đành phải trú chân và sau đó là qua đêm tại một ngôi chùa đất trên núi. Sau khi nhóm lửa lên sưởi ấm, hai người ai lo người nấy, nằm yên nghỉ ngơi.
Nửa đêm, ni cô bỗng tỉnh giấc, phát hiện hòa thượng đang cầm tay mình thì mặt đỏ bừng, miệng tủm tỉm cười.
Thế nhưng bất giác, người này nổi giận muốn rụt tay lại nhưng vì sức yếu, lại không dám đánh thức vị hòa thượng kia vì lo đối phương sẽ hành động tiêu cực, làm bừa nên đành để nguyên tay như vậy. Và màn "tay trong tay" ấy kéo dài suốt cả đêm.
Ngày hôm sau, mưa tạnh. Ni cô vừa ngại ngùng vừa khó chịu, nhặt cục than viết lên tường đất:
- "Hòa thượng đêm qua vờ ngủ say mà cố tình nắm chặt tay bần ni. Từ giờ có gặp tăng nhân cần phải tránh mặt, hương lư (từ dùng để mắng tăng nhân xấu xa) không phải là thứ gì tốt đẹp."
Viết xong, ni cô thu dọn đồ rồi bỏ đi.
Hòa thượng nhìn thấy ni cô rời đi liền lại gần bên tường nhìn. Đọc xong, hòa thượng thất thần. Ni cô viết gì vậy? Nếu người qua đường nhìn thấy, chẳng phải là bôi nhọ thanh danh của mình hay sao. Nghĩ vậy, ông ta liền viết lên tường giải thích:
- "Lão nạp đêm qua mệt quá, trong mơ thấy có kẻ xấu giữ mình lại mà cầm nhầm tay ni cô chứ chẳng có ý gì. A di đà phật."
Đồ đệ của ni cô đi ngang qua, nhìn thấy những dòng chữ đề trên tường thì nổi giận đùng đùng, cho rằng sư phụ của mình bị bắt nạt, làm đồ đệ không thể khoanh tay đứng nhìn nên cũng đề vài dòng lên tường:
- "Hòa thượng là thầy mà không biết chữ tôn, có ý đùa cợt ni cô mà không nhận, có xứng là một đấng trượng phu? Hành động này thật khiến người khác ấm ức, thật chẳng bằng loài cầm thú."
Đồ đệ của hòa thượng cũng đi ngang qua, thấy thầy mình bị mắng liền giải thích:
- "Sư phụ mệt mỏi mà cầm nhầm tay người, giống như cô dâu vào nhầm nhà. Sợ rằng ni cô cũng có tình ý, xong việc lại hối hận mà trách nhầm người!"
Vài ngày sau, một đạo sĩ đi ngang qua, thấy những thông tin xuất hiện trên bức tường, cảm thấy thú vị nên cũng để lại vài dòng:
- "Nồi vỡ có nắp vỡ, ni cô cũng có hòa thượng yêu, hai bên đều độc thân, ta đây chẳng lấy gì làm lạ. Lạ mà không lạ!"
Vài ngày sau nữa, một đạo sĩ khác đi ngang qua, nhìn thấy những gì được viết trên tường thì nổi giận, viết:
- "Hòa thượng ni cô đều là những kẻ giả dối, kẻ là đạo sĩ nửa mùa, người là học đòi tu hành, tà khí đều dồn tụ cả ở đây!"
Một thương nhân đi ngang qua, đọc thông tin trên tường thì cho rằng mình có thể kiếm được cơ hội làm ăn, liền nhặt viên than lên viết:
- "Hòa thượng yêu ni cô, từ cổ chí kim vẫn thường thấy, hãy mua quà tặng cho nhau, trân châu 10 tiền, tăng thêm thiện ý!"
Hoàng đế đi ngang qua, đọc lướt một lượt liền sai người viết:
- "Tuyệt tử trên đầu một nhát dao, từ xưa đến nay, một khi hạ dao, mấy người thoát. Hòa thượng có hành động như thế, ở cửa phật nói chung đã là khó chấp nhận, chứ đừng nói là ở đây."
Một thư sinh đi ngang qua thấy thế thì hứng thú viết:
- "Bóng hồng của quân vương có đến 3,000 người. Hòa thượng ni cô cũng chẳng rảnh. Chỉ thương tiểu sinh mệnh khổ, đến giờ vẫn chưa có ai, mong trời cao thương xót!"
Một tiểu thư tao nhã đi qua chùa thấy thế cũng sai a hoàn viết vài dòng:
- "Tiểu nữ vừa đi ngang qua đây, đó cũng là một cái duyên, thấy trên tường nhiều người lưu bút tích, không dám bày tỏ cảm xúc, cũng chẳng dám lên tiếng, vô tình đi qua thôi, xin đừng trách cứ!"
Quan thất phẩm đi qua thì cho rằng việc này làm đồi bại phong tục, liền nổi giận lấy hẳn bút ra viết:
- "Ni cô nhất định là hồ ly, hòa thượng cũng chẳng phải người lương thiện, hai người làm bẩn chùa này, nên bị bắt về hỏi tội, họ đáng tội gì?"
---------------
Một người qua đường thấy người người bình luận rôm rả, ai cũng để lại bút tích phân bua trên tường. Với ngộ tính cao, tài tri hơn người, hắn mở laptop viết những dòng code đầu tiên...
Từ đó mà Facebook có khái niệm "tường nhà" và cho phép người dùng comment đủ kiểu. Cao nhân trẻ tuổi kia tên Mark họ Zuckerberg
-----------------
Moral of story:
Bản chất loài người là không cần bản chất. Họ chỉ cần hiện tượng để thể hiện sự "nguy hiểm" dưới góc nhìn hạn hẹp của chính họ.
Truyện trên là từ tích xưa của Tàu, dù không hẹn nhưng lại gặp đúng tư tưởng mạng xã hội thời hiện đại... thế, phải chăng đúng bản chất rồi nên cả trăm ngàn năm, loài người cũng chẳng đổi được.
No comments
Nửa đêm, ni cô bỗng tỉnh giấc, phát hiện hòa thượng đang cầm tay mình thì mặt đỏ bừng, miệng tủm tỉm cười.
Thế nhưng bất giác, người này nổi giận muốn rụt tay lại nhưng vì sức yếu, lại không dám đánh thức vị hòa thượng kia vì lo đối phương sẽ hành động tiêu cực, làm bừa nên đành để nguyên tay như vậy. Và màn "tay trong tay" ấy kéo dài suốt cả đêm.
Ngày hôm sau, mưa tạnh. Ni cô vừa ngại ngùng vừa khó chịu, nhặt cục than viết lên tường đất:
- "Hòa thượng đêm qua vờ ngủ say mà cố tình nắm chặt tay bần ni. Từ giờ có gặp tăng nhân cần phải tránh mặt, hương lư (từ dùng để mắng tăng nhân xấu xa) không phải là thứ gì tốt đẹp."
Viết xong, ni cô thu dọn đồ rồi bỏ đi.
Hòa thượng nhìn thấy ni cô rời đi liền lại gần bên tường nhìn. Đọc xong, hòa thượng thất thần. Ni cô viết gì vậy? Nếu người qua đường nhìn thấy, chẳng phải là bôi nhọ thanh danh của mình hay sao. Nghĩ vậy, ông ta liền viết lên tường giải thích:
- "Lão nạp đêm qua mệt quá, trong mơ thấy có kẻ xấu giữ mình lại mà cầm nhầm tay ni cô chứ chẳng có ý gì. A di đà phật."
Đồ đệ của ni cô đi ngang qua, nhìn thấy những dòng chữ đề trên tường thì nổi giận đùng đùng, cho rằng sư phụ của mình bị bắt nạt, làm đồ đệ không thể khoanh tay đứng nhìn nên cũng đề vài dòng lên tường:
- "Hòa thượng là thầy mà không biết chữ tôn, có ý đùa cợt ni cô mà không nhận, có xứng là một đấng trượng phu? Hành động này thật khiến người khác ấm ức, thật chẳng bằng loài cầm thú."
Đồ đệ của hòa thượng cũng đi ngang qua, thấy thầy mình bị mắng liền giải thích:
- "Sư phụ mệt mỏi mà cầm nhầm tay người, giống như cô dâu vào nhầm nhà. Sợ rằng ni cô cũng có tình ý, xong việc lại hối hận mà trách nhầm người!"
Vài ngày sau, một đạo sĩ đi ngang qua, thấy những thông tin xuất hiện trên bức tường, cảm thấy thú vị nên cũng để lại vài dòng:
- "Nồi vỡ có nắp vỡ, ni cô cũng có hòa thượng yêu, hai bên đều độc thân, ta đây chẳng lấy gì làm lạ. Lạ mà không lạ!"
Vài ngày sau nữa, một đạo sĩ khác đi ngang qua, nhìn thấy những gì được viết trên tường thì nổi giận, viết:
- "Hòa thượng ni cô đều là những kẻ giả dối, kẻ là đạo sĩ nửa mùa, người là học đòi tu hành, tà khí đều dồn tụ cả ở đây!"
Một thương nhân đi ngang qua, đọc thông tin trên tường thì cho rằng mình có thể kiếm được cơ hội làm ăn, liền nhặt viên than lên viết:
- "Hòa thượng yêu ni cô, từ cổ chí kim vẫn thường thấy, hãy mua quà tặng cho nhau, trân châu 10 tiền, tăng thêm thiện ý!"
Hoàng đế đi ngang qua, đọc lướt một lượt liền sai người viết:
- "Tuyệt tử trên đầu một nhát dao, từ xưa đến nay, một khi hạ dao, mấy người thoát. Hòa thượng có hành động như thế, ở cửa phật nói chung đã là khó chấp nhận, chứ đừng nói là ở đây."
Một thư sinh đi ngang qua thấy thế thì hứng thú viết:
- "Bóng hồng của quân vương có đến 3,000 người. Hòa thượng ni cô cũng chẳng rảnh. Chỉ thương tiểu sinh mệnh khổ, đến giờ vẫn chưa có ai, mong trời cao thương xót!"
Một tiểu thư tao nhã đi qua chùa thấy thế cũng sai a hoàn viết vài dòng:
- "Tiểu nữ vừa đi ngang qua đây, đó cũng là một cái duyên, thấy trên tường nhiều người lưu bút tích, không dám bày tỏ cảm xúc, cũng chẳng dám lên tiếng, vô tình đi qua thôi, xin đừng trách cứ!"
Quan thất phẩm đi qua thì cho rằng việc này làm đồi bại phong tục, liền nổi giận lấy hẳn bút ra viết:
- "Ni cô nhất định là hồ ly, hòa thượng cũng chẳng phải người lương thiện, hai người làm bẩn chùa này, nên bị bắt về hỏi tội, họ đáng tội gì?"
Một người qua đường thấy người người bình luận rôm rả, ai cũng để lại bút tích phân bua trên tường. Với ngộ tính cao, tài tri hơn người, hắn mở laptop viết những dòng code đầu tiên...
Từ đó mà Facebook có khái niệm "tường nhà" và cho phép người dùng comment đủ kiểu. Cao nhân trẻ tuổi kia tên Mark họ Zuckerberg
Moral of story:
Bản chất loài người là không cần bản chất. Họ chỉ cần hiện tượng để thể hiện sự "nguy hiểm" dưới góc nhìn hạn hẹp của chính họ.
Truyện trên là từ tích xưa của Tàu, dù không hẹn nhưng lại gặp đúng tư tưởng mạng xã hội thời hiện đại... thế, phải chăng đúng bản chất rồi nên cả trăm ngàn năm, loài người cũng chẳng đổi được.
Tags: màn sáo che nắng